Hầu hết cho rằng ở độ tuổi ấy, những đứa trẻ phải được vui chơi và tập trung vào việc học thay vì bước chân vào ngành công nghiệp giải trí đầy phức tạp và khắc nghiệt.
Thần tượng Kpop đang trẻ hóa
Việc các thần tượng Kpop ra mắt ở lứa tuổi thanh thiếu niên không phải điều gì quá mới mẻ. Nữ ca sĩ BoA ra mắt năm 2000, lúc ấy cô 13 tuổi. Khi nhóm nhạc nam Shinee ra mắt năm 2008, thành viên nhỏ tuổi nhất là Tae Min chỉ mới 14 tuổi. Cả hai đều là những trường hợp hiếm hoi được công ty quản lý cho ra mắt từ sớm.
Tuy nhiên, số lượng thần tượng Kpop ở độ tuổi 14-15 hiện nay đang trở nên phổ biến. Do đó nhiều khán giả cảm thấy bình thường với điều này.
Lee Gyu Tag, giáo sư nghiên cứu về âm nhạc và truyền thông tại Đại học George Mason Hàn Quốc, cho biết: “Việc thần tượng Kpop ra mắt ở độ tuổi thanh thiếu niên không phải chưa từng xảy ra, thế nhưng tôi cảm thấy xu hướng này gần đây đang gia tăng”.
Có thể kể đến trường hợp nữ ca sĩ Lee Seo thuộc nhóm nhạc IVE. Cô sinh năm 2007 và ra mắt năm 2021. Những bức ảnh profile của Lee Seo cho thấy thần thái và sự chuyên nghiệp của một tân binh Kpop, mặc dù khi ấy cô chỉ 14 tuổi.
Lee Seo (IVE) ra mắt khi 14 tuổi.
Gần đây nhất là trường hợp nhóm nhạc nữ NewJeans, ra mắt ngày 21/7 vừa qua. Hai thành viên lớn tuổi nhất của NewJeans là Hanni và Minji đều sinh năm 2004, tức 18 tuổi. Thành viên nhỏ tuổi nhất là Hyein, sinh năm 2008, tức 14 tuổi.
Gần đây nhất là trường hợp nhóm nhạc nữ NewJeans, ra mắt ngày 21/7 vừa qua. Hai thành viên lớn tuổi nhất của NewJeans là Hanni và Minji đều sinh năm 2004, tức 18 tuổi. Thành viên nhỏ tuổi nhất là Hyein, sinh năm 2008, tức 14 tuổi.
Nhóm nhạc NewJeans gồm các thành viên nữ trong độ tuổi từ 14 tới 18.
Theo giáo sư Lee, một phần nguyên nhân của tình trạng này là các chương trình nhạc trot. Nhiều thí sinh nhí đã tham gia các chương trình như Miss Trot (2019-2021), Mr. Trot (2020) và trở nên nổi tiếng.
“Điều này đã lấn sang ngành công nghiệp Kpop. Việc các thí sinh tham gia chương trình tuyển chọn idol khi còn ở tuổi thanh thiếu niên đã trở nên bình thường, khiến công chúng ngày càng dễ dàng chấp nhận ngôi sao trẻ”, ông Lee Gyu Tag giải thích.
Giáo sư Lee cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa chương trình nhạc trot và các show tuyển chọn thần tượng.
Ông nói: “Các chương trình nhạc trot mong muốn thí sinh biểu diễn đúng với độ tuổi của họ, tuy nhiên các buổi tuyển chọn thần tượng lại yêu cầu thí sinh phải cư xử như các nghệ sĩ chuyên nghiệp, ngay cả khi họ đang trong độ tuổi thanh thiếu niên”.
Hệ lụy của việc thần tượng ra mắt khi còn quá trẻ
Trên thực tế, những tân binh 14 tuổi nói trên đều được khán giả khen ngợi tài năng và giỏi giang, không hề thua kém các thần tượng lâu năm. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi thần tượng ra mắt sớm.
Những thanh thiếu niên sẽ phải tham gia vào quá trình thực tập khép kín nếu muốn trở thành thần tượng Kpop. Họ bị hạn chế tương tác với bạn bè và chỉ tập trung vào quá trình luyện tập.
Lim Myung Ho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dankook, cho biết: “Sự cô lập và thiếu tương tác với bạn bè ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và cơ chế đối phó của trẻ khi trưởng thành. Ngay cả khi đã trở thành thần tượng, họ vẫn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc mỗi lần đối mặt với căng thẳng”.
“Họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những bình luận mang tính thù địch, sau đó trở nên không thể chống cự và dẫn đến hành vi tự làm đau bản thân. Đây là điều mà nhiều người nổi tiếng vẫn thường làm”, ông nói thêm.
Bên cạnh đó, xây dựng hình tượng các nhóm nhạc nữ cũng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại đối với các thần tượng trẻ tuổi.
“Hình tượng ngây thơ, nghiêm túc đã không còn hợp thời và dần chuyển sang xu hướng trưởng thành, mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các thành viên nhóm nhạc nữ trẻ thường phải xây dựng hình tượng quá trưởng thành hoặc thậm chí gợi dục, không phù hợp lứa tuổi của họ”, giáo sư Lee giải thích.
Theo giáo sư Lee, một phần nguyên nhân của tình trạng này là các chương trình nhạc trot. Nhiều thí sinh nhí đã tham gia các chương trình như Miss Trot (2019-2021), Mr. Trot (2020) và trở nên nổi tiếng.
“Điều này đã lấn sang ngành công nghiệp Kpop. Việc các thí sinh tham gia chương trình tuyển chọn idol khi còn ở tuổi thanh thiếu niên đã trở nên bình thường, khiến công chúng ngày càng dễ dàng chấp nhận ngôi sao trẻ”, ông Lee Gyu Tag giải thích.
Giáo sư Lee cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa chương trình nhạc trot và các show tuyển chọn thần tượng.
Ông nói: “Các chương trình nhạc trot mong muốn thí sinh biểu diễn đúng với độ tuổi của họ, tuy nhiên các buổi tuyển chọn thần tượng lại yêu cầu thí sinh phải cư xử như các nghệ sĩ chuyên nghiệp, ngay cả khi họ đang trong độ tuổi thanh thiếu niên”.
Hệ lụy của việc thần tượng ra mắt khi còn quá trẻ
Trên thực tế, những tân binh 14 tuổi nói trên đều được khán giả khen ngợi tài năng và giỏi giang, không hề thua kém các thần tượng lâu năm. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi thần tượng ra mắt sớm.
Những thanh thiếu niên sẽ phải tham gia vào quá trình thực tập khép kín nếu muốn trở thành thần tượng Kpop. Họ bị hạn chế tương tác với bạn bè và chỉ tập trung vào quá trình luyện tập.
Lim Myung Ho, giáo sư tâm lý học tại Đại học Dankook, cho biết: “Sự cô lập và thiếu tương tác với bạn bè ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và cơ chế đối phó của trẻ khi trưởng thành. Ngay cả khi đã trở thành thần tượng, họ vẫn cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc mỗi lần đối mặt với căng thẳng”.
“Họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những bình luận mang tính thù địch, sau đó trở nên không thể chống cự và dẫn đến hành vi tự làm đau bản thân. Đây là điều mà nhiều người nổi tiếng vẫn thường làm”, ông nói thêm.
Bên cạnh đó, xây dựng hình tượng các nhóm nhạc nữ cũng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại đối với các thần tượng trẻ tuổi.
“Hình tượng ngây thơ, nghiêm túc đã không còn hợp thời và dần chuyển sang xu hướng trưởng thành, mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các thành viên nhóm nhạc nữ trẻ thường phải xây dựng hình tượng quá trưởng thành hoặc thậm chí gợi dục, không phù hợp lứa tuổi của họ”, giáo sư Lee giải thích.
Các nhóm nữ hiện nay chuộng phong cách sexy.
“Một trong những lời chỉ trích điển hình đối với Kpop là đó là một ‘hệ thống nhà máy’ - nơi các thần tượng chỉ biết thực hiện những gì mà công ty đã tạo ra cho họ,” Lee Gyu Tag nói.
“Định kiến này sẽ càng hằn sâu nếu nhiều thanh thiếu niên tiếp tục ra mắt với tư cách là thần tượng Kpop, hát những bài hát mà chính họ cũng không thể hiểu vì còn quá nhỏ”, ông Lee nói thêm.
Các chuyên gia cho biết xu hướng này không có khả năng biến mất, vì vậy họ cho rằng cần phải đưa ra những biện pháp ứng phó.
Giáo sư Lim chia sẻ: “Điều tốt nhất mà các cơ quan tổ chức cần làm là chuẩn bị một hệ thống hỗ trợ hoạt động xã hội hóa và sức khỏe tinh thần các nghệ sĩ trẻ. Điều đó hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của thần tượng”.
Ông bổ sung: “Ngoài ra, bản thân các thần tượng cũng như cha mẹ và công ty quản lý cần phải suy nghĩ về những gì họ sẽ làm nếu sự nghiệp của họ không thành công. Đó là lý do các thần tượng trẻ không được bỏ bê học hành”.
Theo Zing.vn
“Một trong những lời chỉ trích điển hình đối với Kpop là đó là một ‘hệ thống nhà máy’ - nơi các thần tượng chỉ biết thực hiện những gì mà công ty đã tạo ra cho họ,” Lee Gyu Tag nói.
“Định kiến này sẽ càng hằn sâu nếu nhiều thanh thiếu niên tiếp tục ra mắt với tư cách là thần tượng Kpop, hát những bài hát mà chính họ cũng không thể hiểu vì còn quá nhỏ”, ông Lee nói thêm.
Các chuyên gia cho biết xu hướng này không có khả năng biến mất, vì vậy họ cho rằng cần phải đưa ra những biện pháp ứng phó.
Giáo sư Lim chia sẻ: “Điều tốt nhất mà các cơ quan tổ chức cần làm là chuẩn bị một hệ thống hỗ trợ hoạt động xã hội hóa và sức khỏe tinh thần các nghệ sĩ trẻ. Điều đó hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của thần tượng”.
Ông bổ sung: “Ngoài ra, bản thân các thần tượng cũng như cha mẹ và công ty quản lý cần phải suy nghĩ về những gì họ sẽ làm nếu sự nghiệp của họ không thành công. Đó là lý do các thần tượng trẻ không được bỏ bê học hành”.
Theo Zing.vn
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
saoonline.net.vn@gmail.com